Hỗ trợ: 0902 629 486

Các loại trà ngon trong văn hóa trà đạo của Nhật Bản

Xứ sở mặt trời mọc với nền văn hóa lâu đời từ lâu đã mang đến thế giới một nét nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Nhật - nghệ thuật thưởng thức trà đạo. Từ khoảng cuối thế kỉ 12, nghệ thuật trà đạo bắt đầu thật sự phát triển và gắn bó với đời sống của người Nhật cũng như văn hóa Nhật Bản.

Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn các loại trà ngon được sử dụng trong văn hóa trà đạo của Nhật Bản:

1. Trà sao Nhật Bản (Hoji-cha)

trà sao nhật bản

Hoji-cha là trà (như sencha, bancha, kukicha) được sao ở nhiệt độ cao (trên 200 độ C) cho đến khi có màu nâu và hương thơm ngào ngạt. Trà được đưa vào ở máy sao với nhiệt độ trên 200 độ C cho đến khi có hương thơm và sau đó được làm lạnh ngay. Chất caffein trong trà sẽ bị bốc hơi ở nhiệt độ cao nên cũng giống như genmai-cha, hoji-cha là trà nhạt, dễ uống và ngoài ra còn có hương thơm đặc trưng.

Hoji trong tiếng Nhật có nghĩa là "sao ở nhiệt độ cao".

2. Trà gạo rang Nhật Bản (Genmai-cha)

trà gạo rang nhật bản

Genmai-cha là sencha trộn thêm gạo rang (là gạo chưa bóc vỏ lụa, tức là “genmai”). Đặc điểm của genmai-cha là do thành phần gạo rang lớn (thường khoảng một nửa) nên nhạt và ít caffein hơn sencha, dễ uống đối với người già và trẻ em. Ngoài ra, gạo rang đem lại hương thơm đặc trưng cho genmai-cha.

Genmai trong tiếng Nhật có nghĩa là “gạo lứt”, tức là hạt gạo chỉ xát vỏ trấu mà chưa xát vỏ cám.

3. Trà cuốn Nhật Bản (Tama-ryokucha)

trà cuốn nhật bản

Là loại trà mà không có công đoạn chuốt thẳng mà chỉ cho vào lò sấy quay và sấy khô bằng gió nhiệt nên không thẳng mà cuốn tròn.

Trà cuốn thường ít vị chát và khá dịu.

4. Trà xanh Nhật Bản (Sencha)

trà xanh nhật bản

Sencha là trà xanh Nhật Bản được hấp ngay sau khi hái (trong trạng thái lá trà vẫn còn tươi) để ngăn chặn quá trình lên men vốn diễn tiến ngay sau khi hái trà xuống. Bằng cách làm như vậy trà xanh sẽ giữ được lâu. Tùy thời gian hấp mà độ tươi của trà thay đổi, thời gian hấp càng lâu thì độ tươi càng giảm và kèm theo đó là màu trà càng chuyển sang màu xanh lục.

Các cấp độ hấp trà (theo thứ tự thời gian từ ít đến nhiều) của sencha: Asa-mushi (hấp sơ) – Chu-mushi (hấp vừa) – Fuka-mushi (hấp sâu) – Toku-mushi (hấp lâu) – Goku-mushi (hấp 2 lần).

5. Trà cành Nhật Bản (Hoji-chan làm từ Kuki-cha)

trà cành nhật bản

Trà cành là trà được làm từ cành của các chồi non. Đặc điểm của kuki-cha là có mùi hương nhẹ đặc biệt và vị ngọt. “Kuki” trong tiếng Nhật nghĩa là “thân” hay “cành”.

Mecha là trà búp non chọn trong quá trình chế biến các loại trà cao cấp nên có vị ngọt và vị đậm.